Nhắc tới múa lân sư rồng chắc hẳn ai cũng biết tới nó bởi nó thường xuất hiện trong mỗi dịp xuân về . Cùng tìm hiểu với  về nghệ thuật hay này.

Những chú lân nhảy múa ngoài đường thể hiện sự vui nhộn và náo nhiệt  là phong tục tập quán từ xa xưa của người Hoa.

Hãy cùng idol khám phá về bộ môn nghệ thuật  nhé.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Múa Lân Sư Rồng

mua lan su rong

Mua Lan sư rồng được ra đời từ rất lâu nhiều năm về trước, được xem như 1 phong tục tập quán  của người Hoa.

Người hoa quan niệm những chú Lân, Sư tử và Rồng là những con vật linh thiêng và may mắn sẽ đem lại cho đất nước sự thịnh vượng và hạnh phúc.

Chúng ta thường bắt gặp những cảnh tượng có rất nhiều chú lân, rồng , sư tử nhảy cùng lúc với nhau trên 1 khán đài.

Những chú Lân nhảy trên những cây cột cao thật cao có tên là Mai Hoa Thung, là 1 trong những công phu cực kì khó luyện mà những người trong nghề càn phải rèn luyện khá lâu mới thuần thục.

Nó không chỉ mang lại cái nhìn đẹp đẽ cho người xem, Những người tham gia nghệ thuật này chính là những người làm nghệ thuật khiến người xem phải thán phục.

Họ sẽ tranh tài để khẳng định độ điêu luyện và ngày càng nâng cao trình độ của mình và tìm ra đội múa lân hay nhất là đội thắng cuộc.

Xem Thêm:  Những Bài Hát về vợ đầy tình cảm và ý nghĩa nhất

Đó cũng chính là phương pháp để nghệ thuật múa lân không ề bị mai một, mà nó sẽ ngày càng phát triển hơn trong những đợt tranh tài tiếp theo.

Tùy vào một dịp lễ khác nhau những nghệ nhân lại cho ra 1 bài nhảy khác nhau để phù hợp với giai điệu tiết trời cũng như thời điểm của mùa Lễ, như khai trương, lễ trung thu, lễ tết…

Ông địa

tim hieu nghe thuat mua lan su rong

Nhân vật cần nhắc tới trong những màn trình diễn luôn được các bạn nhỏ yêu thích đó là “Ông Địa”.

Nói về Ông Địa là nhân vật trông rất hài hước và nhận được thiện cảm rất tốt đối với người xem.

Những ông địa sẽ mặc trang phục rất sặc sỡ, mặc quần áo dài, có cái bụng phệ, đeo mặt nạ với cái đầu hói không tóc , tay thì phe phẩy cái quạt như chú cuội sẽ bắt đầu đi vòng vòng cười giỡn.

Tại sao lại có nhân vật Ông Địa trong lễ hội mua Lân, Ông Địa được xem như là hiện thân cho một vị phật có tên là Đức Di Lạc với khuôn mặt hiền từ và phúc hậu.

Người xa xưa kể lại rằng Phật Đức Di Lặc được đầu thai thành loài người và đã  thu phục được con quái vật hoành hành phá hoại người dân. Con quái vật đó chính là Chú Lân, loài vật chưa được thuần hóa xuất thân từ biển.

Sau này khi đã thuần hóa chú Lân, Ông đã mang nó lên núi và thuần phục nó trở thành  1 con vật hiền lành ngày ngày ăn thực vật và làm chuyện có đức.

Xem Thêm:  Tiểu sử Kim Yoo Jung -- cô nàng diễn viên Hàn Quốc xinh đẹp

Ý nghĩa ông địa và lân

Hằng năm ông dẫn Lân xuống núi để giúp đỡ mọi người cũng như chứng minh được chú Lân đã hoàn toàn trở nên lương thiện, xóa tan đi cái mối quan ngại ác cảm của người dân trước đó.

Ông địa và chú Lân đi tới đâu, mọi người cũng đều thấy được sự tươi xanh tới đo, đi tới chốn nào mùa màng chốn đó bội thu.

Từ đó người dân bắt đầu coi Ông Đại và Chú Lân như 1 biểu tượng của sự thanh bình và hoan hỉ.

Từ đó, năm nào ông Địa cũng dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện.

Ông Địa và con lân đi tới đâu là sẽ  ban phúc lành tới đó nên nhà nào cũng treo nhiều rau xanh và giấy đỏ đón chào.

Sau này, người có nhiều tiền thì treo giải bằng tiền buộc theo một miếng vải đỏ,cũng với bắp cải và rau xanh.

Lân phải trèo lên cao để có thể lấy bằng được “thức ăn” này. Riêng ông Địa thì không trèo với Lân mà chỉ cùng lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru lân ngủ hoặc đánh thức lân dậy.

Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.

Xem Thêm:  Tiểu sử trương tuyết nghênh- nữ diễn viên xinh đẹp tài năng

Múa sư tử,Múa rồng ra đời sau máu Lân nhưng cũng đang rất được ưa chuộng trong những năm gần đây.

Đặc biêt năm 2017 người ta quan niệm rất tốt về những lộc tài mà nghệ thuật múa Lân, sư, rồng mang lại.

Các kiểu múa Lân thường gặp

nghe thuat mua lan su rong

Nếu chỉ nhảy 1 điệu ngày này qua tháng khác, ắt hẳn sẽ nhàm chán và sẽ mai một dần nếu không phát huy được nó.

Nên những người múa nghệ thuật cũng đã sáng tạo ra rất nhiều kiểu múa để phù hợp và mang nhiều ý nghĩa khác nhau và đem đến tiết mục hay nhất tới khán giả như :

  • Độc chiếm ngao đầu
  • Song hỉ
  • Tam Tinh
  • Tam Anh
  • Tứ Quý Hưng Long.

Thường thấy nữa là múa lân với  ông địa, sư tử, sư rồng, mai thung hoa

Hi vọng bài viết của chúng tôi phần nào đó giúp độc giả hiểu thêm hơn về nghệ thuật dân gian Múa Lân.

Hãy theo dõi những bài viết của chúng tôi để tìm hiểu thêm thật nhiều những nghệ thuật múa lân sư rồng hay nữa nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *